Đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP: Mang “Bảo tàng di động” đến với trường học

0
142

K t ngày thc hin mô hình “Mang bo tàng đến vi trưng hc”, Đoàn Thanh niên S Văn hóa – Th thao TP.HCM đã góp phn không nh vào công tác giáo dc truyn thng văn hóa, lch s cho hc sinh  nhiu tnh, thành trên c nưc.

Đoàn viên thanh niên S Văn hóa – Th thao TP.HCM đang t chc chương trình đ vui cho hc sinh

Mới đây, mô hình vinh dự trở thành một trong 9 mô hình được Thành đoàn TP.HCM trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2020.

Khơi gi tình yêu văn hóa, lch s

Năm 2011, đoàn viên, thanh niên Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM đã mạnh dạn triển khai mô hình “Mang bảo tàng đến với trường học” cho học sinh từ TP.HCM và những tỉnh, thành xa xôi, nơi học sinh không có điều kiện được tiếp xúc với bảo tàng.

Từ khi mô hình được triển khai đã thu hút rất nhiều đoàn viên, thanh niên trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM tham gia. Để mô hình duy trì ngày càng hiệu quả, các bạn đoàn viên, thanh niên chủ động phối hợp với các quận – huyện đoàn, các trường học để thực hiện triển lãm lưu động, tổ chức các chuyên đề như: “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trên địa bàn TP.HCM”; “Hoàng Sa và Trường Sa – Biển đảo Việt Nam”, “TP.HCM – Những chặng đường lịch sử” và “Phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – TP.HCM.

“Thông thường muốn cho các em tiếp cận với bảo tàng tốn thời gian di chuyển, chi phí đi lại… Nhiều học sinh cũng không có điều kiện để tham gia cùng các bạn, vì vậy khi mang bảo tàng đến với trường học, các em đều có cơ hội tìm hiểu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngay tại trường học, được trải nghiệm việc học lịch sử một cách trực quan, sinh động, góp phần lan tỏa tình yêu nước và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ” – chị Nguyễn Thị Hoài Phượng (Bí thư Đoàn Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM) chia sẻ.

Để nâng cao chất lượng giáo dục của hành trình “Mang bảo tàng đến với trường học”, các bạn thanh niên chủ động xây dựng các chuyên đề khác nhau để giúp các em tìm hiểu được nhiều chuyên đề hơn. Bên cạnh đó cũng tổ chức các hình thức đố vui như “Vui để học”, “Rung chuông vàng”, Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”… cho buổi triển lãm được hào hứng, sinh động. Chị Phan Thị Huyền Trân (một trong những người đảm nhiệm vai trò thuyết minh, Sở Văn hóa – Thể Thao TP.HCM) cho biết: “Để thuyết minh hay, tạo sức hút cho các em, mình phải tổ chức các trò chơi, phần thưởng… nhằm tạo sự tương tác giữa thuyết minh viên và các em học sinh – sinh viên, giúp các em chủ động hơn trong các buổi học”.

Ngoài ra, nhiều quận, huyện, nhà thiếu nhi trên địa bàn TP đã có sự phối hợp thực hiện đạt hiệu quả, đa dạng hóa hình thức và đối tượng tham gia thông qua các chương trình “Hành trình du lịch học sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”, “Bảo tàng – Trang sách đến từ quá khứ”, “Hành trình thành phố tôi yêu”… Mô hình này không chỉ dừng lại ở việc góp phần đưa hoạt động Đoàn đi vào chiều sâu, gắn với công tác chuyên môn mà còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi đoàn viên trong quá trình trực tiếp tham gia hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của bảo tàng.

Mô hình “Mang bảo tàng đến với trường học” đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía đoàn viên – thanh niên trong và ngoài đơn vị. Đặc biệt là giúp cho học sinh, sinh viên dễ dàng ghi nhớ các kiến thức về lịch sử bằng hình thức trực quan sinh động: hình ảnh hiện vật được trưng bày tại bảo tàng và các triển lãm lưu động; đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về lịch sử, văn hóa cho học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh niên; tạo không khí vui tươi, hào hứng trong mỗi buổi sinh hoạt tại bảo tàng.

Cn s kiên trì, sáng to

Từ năm 2015 đến nay, đơn vị đã tổ chức được 1.046 đợt hành trình “Mang bảo tàng đến với trường học” với sự tham gia của 213.023 lượt đoàn viên, sinh viên, học sinh, thiếu nhi.

Chia sẻ về mô hình, ông Võ Trọng Nam (Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua, sở có nhiều mô hình học tập, đưa văn hóa, lịch sử đến với học sinh, giới trẻ nhằm tạo lớp trí thức trẻ biết thưởng thức các loại hình văn hóa của dân tộc. “Với những thành quả đã đạt được, trong năm 2020 này, sở sẽ triển khai nhiều chương trình để tiếp cận với giới trẻ” – ông Nam khẳng định.

Bà Phan Thị Thanh Phương (Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TP.HCM) khẳng định công tác giáo dục lịch sử rất quan trọng nhưng cũng khó làm vì không phải làm một lần là được mà đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo, cần cù mới đạt được kết quả. “Chúng tôi đánh giá cao mô hình “Mang bảo tàng đến với trường học”, tuy nhiên ngoài việc giáo dục cho đối tượng học sinh thì cần định hướng cho đoàn viên, thanh niên về văn hóa, lịch sử để các bạn không bị lãng quên” – bà Phương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: H Trinh 

Nguồn: https://www.giaoduc.edu.vn/bao-tang-di-dong-den-voi-truong-hoc.htm

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.